1. Xác định vai trò trách nhiệm và tổ chức thực hiện nghiêm túc
Thanh tra tỉnh quán triệt công chức, người lao động trong toàn thể công chức Thanh tra tỉnh nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa và yêu cầu cấp bách của việc triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục gắn với công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát liên ngành
Trong phạm vi chức năng của mình, Thanh tra tỉnh tăng cường phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và UBND các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về TTATGT, đặc biệt trong các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông như đầu tư xây dựng hạ tầng, cấp phép vận tải, hoạt động kiểm định phương tiện, trật tự đô thị, v.v.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật
Thanh tra tỉnh tích cực lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội nghị tập huấn, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở; đồng thời phối hợp tuyên truyền thông qua báo chí, hệ thống loa truyền thanh cơ sở và các nền tảng mạng xã hội, nhằm tạo sự lan tỏa rộng rãi và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong Nhân dân.
4. Kiến nghị, tham mưu hoàn thiện thể chế
Qua công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư, Thanh tra tỉnh chủ động tổng hợp, đánh giá các bất cập trong thực tiễn thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến TTATGT để tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp, góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Thanh tra tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh trong công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỷ cương pháp luật, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh và hiện đại.